Tổng quan về phát triển bền vững

Tháng Tám 1, 2009

1. Khái niệm:

Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm mới về sự phát triển xuất hiện trên thế giới trong vài thập kỉ gần đây. Khái niệm này được đưa ra khi mà mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển đã trở thành sâu sắc ở nhiều nước trên thế giới do con người đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường. Điều đó khiến cho những tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng quá mức đang tiến tới nguy cơ cạn bị kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng đe dọa sự phát triển lâu bền của nhân loại.

Thuật ngữ PTBV có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỉ 20 và lần đầu tiên đã khuấy động thế giới về Môi trường và phát triển quốc tế nhờ sự ra đời và xuất bản cuốn sách có nhan đề “Chiến lược bảo tồn thế giới “(1980). Tác phẩm này đã được phổ biến rỗng rãi nhờ có báo cáo Brundland “Tương lai của chúng ta” (1987) và đã được làm chi tiết hơn trong hai tài liệu khác là “Chăm lo cho trái đất” (1991) và “Lịch trình thế kỷ 21” (1992)
PTBV theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) được nêu trong cuốn “Tương lai của chúng ta” là “sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai“.
Trong cuốn “Chăm lo cho trái đất” thì PTBV được định nghĩa “sự nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thống sinh thái“, còn tính bền vững là “một đặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi mãi“.
Từ các định nghĩa và khái niệm nêu trên, có thể thấy rõ PTBV đòi hỏi các tài nguyên phải được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả với những phương thức khôn khéo, thông minh để tài nguyên không bị suy thoái và có thể sử dụng lâu dài. PTBV đòi hỏi trong khi tiến hành các hoạt động phát triển ngoài việc đảm bảo các mục tiêu kinh tế, còn phải được đảm bảo các mục tiêu phát triển xã hội và bảo toàn các nhân tố sinh thái của môi trường. Nói cách khác, trong phát triển phải thực sự coi trọng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Bảo vệ là sự quản lý sinh quyền một cách chặt chẽ để đảm bảo cho sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo đúng với khả năng của chúng, mang lại lợi ích tối đa, không làm giảm sứt khả năng phục hồi và tiềm năng sản xuất của tài nguyên trong tương lai. Nó là hoạt động có ý nghĩa tích cực, bao gồm cả bảo quản, duy trì, sử dụng hợp lý, hồi phục và nâng cao hiệu xuất sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với các nguồn tài nguyên tái tạo. Vì thế, bảo vệ là một nhân tố không thể thiếu trong PTBV.

8dea96b9_15e3_466c_9f2b_34dcf8501ccb.jpgHình: Tiếp cận khái niệm kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triền bền vững

Phát triển truyền thống trước đây chỉ chú ý tới hiệu quả kinh tế của khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, còn PTBV như định nghĩa của nó có mục tiêu rộng hơn, đòi hỏi các hoạt động phát triển phải xem xét một cách tổng hợp cả ba khía cạnh: kinh tế, xẫ hội, môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế xã hội. Nói cách khác, để PTBV phải biết tiếp cận các hệ thống kinh tế, xã hội và sinh thái trong khai thác và sử dụng tài nguyên để đem lại đồng thời các hiệu quả kinh tế, sự công bằng xã hội và toàn vẹn môi trường như trong hình đã mô tả.
Một hoạt động phát triển chỉ chú ý đến mục tiêu kinh tế mà không chú ý tới các khía cạnh sinh thái và xã hội, nói cách khác không chú ý đến bảo vệ môi trường và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các tác động xấu thì phát triển đó là không bền vững và sẽ dẫn tới hai hậu quả lớn là:

  • Hủy hoại và làm cạn kiệt tài nguyên.
  • Gây ô nhiễm và suy thoái môi trường sống.

2. Sự ra đời và quá trình PTBV
Nếu nhìn vào lịch sử, thì ý tưởng PTBV đã được nêu lên từ năm 1972 bởi D.H Meadows, đó là phát triển “có thể thay đổi xu thế tăng trưởng và thiết lập điều kiện ổn định về sinh thái và kinh tế lâu bền trong tương lai.
Thực hiện một “xã hội bền vững về kinh tế và sinh thái“, đó là chuyển đổi cơ bản về nhận thức và cam kết của thế giới kể từ sau Hội nghị LHQ về Môi trườn và Phát triển họp tại Stockhom Thụy Điển năm 1972, khi mà sự suy giảm của môi trường sống trên trái đất được thừa nhận là đang ngày càng trầm trọng.

Kết quả của hội nghị Stockhom đã nhìn nhận sâu sắc bản chất quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế và chỉ ra rằng, ngày nay chúng ta phải nhằm đến mục tiêu vừa làm kinh tế tốt vừa làm sinh thái tốt, hay nói cách khác, phải luôn giữ gìn sự lành mạnh về môi trường trong quá trình gia tăng phát triển kinh tế xã hội.

Hiệp hội Thế giới Bảo tồn thiên nhiên (IUCN, 1980) đưa ra Chiến lược bảo tồn thế giới với mục tiêu cơ bản của chiến lược là “Bảo vệ để phát triển vững bền” đã nhận định rằng tình hình sử dụng các tài nguyên tái tạo là không lâu bền và nêu lên quan điểm sử dụng lâu bền các loài và các hệ sinh thái, tức là sử dụng ở mức thấp hơn khả năng mà các quần thể động, thực vật có thể sinh sản để tự duy trì.

Tuy nhiên, một lực đẩy mới đã xuất hiện vào năm 1983 khi Đại hội đồng LHQ thành lập “Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển” (WCED) mà bốn năm sau, trong một báo cáo của hội đồng có tên là “Tương lai chung của chúng ta” đã đưa ra một kết luận mạnh mẽ đầy sức thuyết phục về PTBV, trong đó liên kết sự phát triển, môi trường và xã hội với các khía cạnh kinh tế, coi đó là con đường duy nhất đúng dẫn đến một tương lai lâu bền cho nhân loại. Tìm kiếm sự PTBV có nghĩa là phải chỉ ra các kiểu của phát triển cũng như cường độ của nó trong mỗi điều kiện môi trường nhất định, những mốc và mức độ cần thiết của hoạt động và nội dung quản lý môi trường cần tiến hành trong mỗi thời kỳ.

Để tiến tới PTBV cần phải duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên một cách chặt chẽ. Các tài nguyên không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả theo các phương thức và kỹ thuật phù hợp nhất. Các tài nguyên tái tạo cần khai thác sử dụng hợp lý, duy trì năng lực sản xuất và sự phục hồi tự nhiên của nó. Các nguồn thu được từ khai thác tài nguyên, một phần phải đầu tư lại cho các biện pháp bảo vệ và làm sạch môi trường.

Sau hội nghị Stockhom, môi trường và PTBV đã trở thành vấ đề quốc tế. Tuy nhiên những năm sau đó, việc đưa môi trường thành một phần trong kế hoạch phát triển quốc gia và trong việc đưa ra quyết định cũng mới thu được kết quả rất hạn chế.

Dựa trên các khuyến nghị của WCED, tháng 6 năm 1992 hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) với sự tham gia của chính phủ 172 quốc gia trên thế giới, trong đó có 108 vị đứng đầu nhà nước. Hội nghị đã nhất trí lấy PTBV làm mục tiêu của toàn nhân loại để tiến vào thế kỷ 21. Hội nghị đã đạt được sự thỏa thuận của các nước về 4 văn kiện quan trọng là “Tuyên ngôn các nguyên tắc, Tuyên bố Rio và Chương trình hành động, Lịch trình Thế kỷ 21, Công ước khung về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học“.

Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển đã xác định quyền và trách nhiệm của tất cả các quốc gia đối với những nguyên tắc cơ bản của môi trường và phát triển. Thí dụ như các quốc gia được toàn quyền khai thác các nguồn lợi riêng của mình, nhưng không được gây tổn hại tới môi trường của các nước khác; việc xóa bỏ nghèo đói và giảm sự chênh lệch về mức sống trên phạm vi toàn thế giới là không thể thiếu đối với PTBV, sự tham gia đầy đủ của phụ nữ là yếu tố quyết định nhằm đạt đến sự PTBV.

Lịch trình thế kỷ 21 – Một ấn phầm xanh về con đường đi tới để tạo dựng một sự PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường cho nhân loại tiến vào thế kỷ 21 – đã chỉ ra rằng, dưới sức ép của dân số thì sự tiêu dùng và phát triển kinh tế là những lực đẩy đầu tiên làm biến đối môi trường. Nó chỉ ra những gì mà con người phải làm để giảm các chất thải, các chính sách và chương trình để đạt được sự thành công trong việc tạo ra sự cân bằng bền vững giữa tiêu dùng, dân số và khả năng cung cấp vật chất cho cuộc sống con người.

Lịch trình thế kỷ 21 đưa ra một sự lựa chọn cho nhân loại trong cuộc đấu tranh chống lại suy thoái của tài nguyên đất, nước và không khí, trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của môi trường sinh thái tự nhiên. Nó cũng chỉ rõ hệ thống tài chính của quốc các quốc gia, ngoài việc tính đếm đầy đủ giá trị của tài nguyên tự nhiên đã sử dụng, còn phải tính đầy đủ các chi phí cần đầu tư lại cho xử lý các ô nhiễm và suy thoái môi trường và nêu ra nguyên tắc “người gây ô nhiễm cần có trách nhiệm gánh vác các chi phí cho xử lý ô nhiễm‘. Chấp nhận Lịch trình thế kỷ 21, các nước công nghiệp phát triển cũng đã ghi nhận trách nhiệm cao hơn của họ đối với các nước nghèo trong việc làm sạch môi trường do họ đã gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn.

Đây là hình ảnh đau lòng mà nguyên nhân chính là do con người tạo ra (Thảm họa sóng thần năm 2004)

Sau hội nghị trên, xuất phát từ các nguyên tắc của PTBV, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng Lịch trình thế kỷ 21 cho nước mình. Thế giới cũng có bước chuyển mình trong nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường và PTBV.

Ở Việt Nam, những năm qua một số tài nguyên tái tạo đang bị khai thác quá mức trong đó có tài nguyên rừng. Tài nguyên nước cũng đang có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng trong từng vùng và từng thời gian nhất định. Một số tài nguyên không tái tạo như là một số khoáng sản trữ lượng cũng không còn nhiều, đặc biệt là than.

Sự phát triển kinh tế hiện đang gây sức ép rất mạnh, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường đất, nước, không khí, do ảnh hưởng của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp, cũng như sử dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trên các đồng ruộng và trang trại. Theo xu thế phát triển kinh tế của đất nước, sức ép của phát triển tới môi trường trong tương lai vẫn là rất lớn. Vì thế, thực hiện mục tiêu PTBV càng là yêu cầu cấp thiết của đất nước.

Vấn đề bảo vệ môi trường và PTBV luôn được Nhà nước coi là mục tiêu chiến lược để phát triển đất nước và đã được nêu rõ trong bản “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển lâu bền 1991 – 2000“. Kể từ đó đến nay, Nhà nước có nhiều hoạt động tích cực để thực hiện kế hoạch trên. Thí dụ như ban hành luật Bảo vệ Môi trường (1993), luật Tài nguyên nước (1998) và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các luật này.

Trong Chương trình hành động về bảo vệ môi trường và PTBV, Nhà nước đã đưa vấn đề kế hoạch hóa bảo vệ môi trường trở thành một bộ phận vảu kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, tăng dẫn tỷ lệ ngân sách nhà nước hàng năm chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

3. Các điều kiện của phát triển bền vững
Trong phát triển để đảm bảo được bền vững cần bảo đảm sự bền vững về kinh tế, về xã hội và sinh thái như đã nêu ở trên.

Sự bền vững về kinh tế
Sự bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, hay nói chính xác hơn là nó yêu cầu lợi ích phải lơn hơn hay cân bằng với chi phí. Độ bền vững về kinh tế chủ yếu được quy định bới tính hữu ích và chi phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm.

Để đảm bảo bền vững về kinh tế, các dự án phát triển phải đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Các vốn đầu tư cho phát triển phải nhanh chóng được thu hồi và lợi ích kinh tế của sự phát triển phải làm sao thu được là lớn nhất. Sự bền vững về kinh tế phải thế hiện trong sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tránh được sự suy thoái đình trệ trong tương lai.

Sự bền vững về xã hội

Sự bền vững về mặt xã hội phản ánh mối quan hệ giữa phát triển với những tiêu chuẩn xã hội hiện tại. Một hoạt động có tính bền vững về mặt xã hội nếu nó phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội, hoặc không kéo chúng đi quá sức chịu đựng của cộng đồng. Những tiêu chuẩn xã hội dựa vào tôn giáo, truyền thống và phong tục, có thể hoặc không thể hệ thống hóa được bằng luật pháp. Chúng phải được thực hiện bằng các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình và các mối quan hệ riêng tư khác, các hệ thống giai cấp và ngôi thứ, thái độ đối với công viêc…

Bền vững xã hội thể hiện ở chõ tất cả các sự phát triển đều phải được xã hội chấp nhận và ủng hộ, và phải phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội và đảm bảo sự công bằng xã hội
. Giáo dục, y tế, đào tạo, phúc lợi xã hội phải được bảo vệ và phát huy.

Sự bền vững về sinh thái

Sự bền vững về sinh thái thể hiện ở chỗ các hoạt động phát triển khi thực hiện phải duy trì được năng lực của hệ sinh thái, báo đảm cho các sinh vật trong hệ duy trì được năng xuất, khả năng thích nghi, năng lực tái sinh. Điều đó cũng có nghĩa là phải tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, duy trì và phát triển các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, bảo vệ chất lượng môi trường sống. Các nguồn phế thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạtk của con người phải được quản lý chặt chẽ, xử lý tái chế kịp thời

Tổng hợp và biên soạn bởi Trung Toàn

Hello world!

Tháng Bảy 31, 2009

Welcome to WordPress.com. This is your first post. Edit or delete it and start blogging!